Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Vì sao nói: “Tích tài vật không bằng tích phúc báo?” 

Quả thực người đã có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. 
Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo. (Ảnh: Internet)

Thứ mà mọi người cần tích trữ chính là phúc báo. Đã có phúc báo, dù đi tới đâu cũng đều có cái ăn, làm ngành nghề gì đều có thể kiếm được tiền. 12/9/2015
Có một câu chuyện xảy ra tại vương quốc Ba Tư vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni kể rằng: Quốc vương nước Ba Tư có một cô công chúa tên là Thiện Quang. Thiện Quang lớn lên xinh đẹp, đoan trang và rất được dân chúng yêu kính. Quốc vương Ba Tư rất hài lòng về công chúa và ngạo mạn nói: “Con được dân chúng yêu thích là vì nguyên nhân ở cha, có cha là quốc vương!” Công chúa Thiện Quang nói: “Thưa cha, đó là nhân duyên phúc đức của con! Không phải có nguyên nhân là ở cha đâu ạ!” Quốc vương Ba Tư hỏi con gái đến 3 lần liền, nhưng cả ba lần công chúa Thiện Quang đều trả lời như vậy. Vị vua vô cùng tức giận và đem công chúa gả cho một chàng trai nông dân nghèo khó khổ sở trong vùng, rồi nói với công chúa: “Để ta xem vì con cố gắng hay là vì có cha mà con được như vậy!” Sau khi công chúa được gả cho chàng trai nghèo, hai vợ chồng họ chăm chỉ, cố gắng làm việc.

Chỉ mấy năm sau, họ trở nên giàu có, phú quý. Bấy giờ vua Ba Tư vô cùng kinh ngạc và liền đến hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni và được trả lời: “Trong quá khứ, công chúa Thiện Quang rất vui vẻ và sẵn lòng đem lương thực đến để nuôi dưỡng những người tu hành. Chồng của Thiện Quang không muốn vợ làm như vậy nên thường ngăn cản nàng. Thiện Quang nói: “Thiếp đã phát tâm nguyện nuôi dưỡng người tu hành, chàng đừng ngăn cản thiếp.” Cuối cùng, người chồng cũng đồng ý để nàng làm việc này. Bởi vì, kiếp trước, Thiện Quang có tâm hành thiện như vậy nên kiếp này nàng rất giàu có. Còn chồng nàng bởi vì kiếp trước đã ngăn cản nên kiếp này nghèo khổ. Nhưng sau đó anh ta lại đồng ý nên khi gặp và làm chồng Thiện Quang, anh ta cũng trở nên giàu có.” Vua Ba Tư nghe xong liền hiểu ra tất cả. Quả thực người đã có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo. Đương nhiên cha mẹ giàu có, để lại phúc báo cho con cháu, con cháu sẽ được hưởng. Nhưng nếu con cháu không có phúc báo của mình thì tiền hay phúc báo đời trước lưu lại cũng mau chóng mà dùng hết. Cho nên, tự bản thân mỗi người phải tích phúc báo cho mình mới là điều quan trọng. Bởi một người đã có phúc báo thì làm việc gì đều cũng dễ dàng thành công. Trái lại, người không có phúc báo, dù làm việc nhỏ cũng khó khăn, không đủ cái ăn cái mặc, thậm chí đến xin ăn cũng không có ai cho. Thành tựu của một người là dựa vào trí tuệ và phúc báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có trí tuệ mà không có phúc báo thì việc làm ăn cũng khó mà thành công được. Người xưa nói, việc làm ăn buôn bán thì phúc báo là thứ nhất, trí tuệ là thứ hai.
Thời cổ đại, Phạm Lãi – một vị tướng tài của Việt vương Câu Tiễn, mỗi lần đi buôn bán phát tài, ông đều đem tiền bố thí cho người nghèo. Bố thí hết tiền cho người nghèo, ông lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng rồi lại phát tài.
Phạm Lãi trải qua 3 lần như vậy liền. Người Trung Quốc thờ cúng Phạm Lãi là thần tài, chính là vì vậy. Người xưa có câu: “Nếu con cháu phát đạt, không cần lưu tiền cũng phát đạt. Nếu con cháu không thể phát đạt, lưu tiền chỉ làm bại hoại. Chi bằng, lưu lại phúc đức cho con cháu.” Đây chính là một kinh nghiệm, một đạo lý muốn truyền lại để khuyên bảo người đời sau.
Theo Cmoney.tw
 Mai Trà biên dịch


Nếu không có thiện tâm của Thống soái Eissenhower, lịch sử Thế chiến thứ II đã phải viết lại 

Ông ta không bao giờ biết rằng chính sự tốt bụng của Eisenhower đã giúp ông tránh được cái chết của ngày hôm đó. (Ảnh: history.com)
Trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử có nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Ý nói rằng: Đạo trời không phân biệt người thân thích, 12/9/2015
Đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh, nhưng làm việc thiện hướng thiện là phù hợp với đạo trời, cho nên đạo trời đối với những người hành thiện đều có sự quan tâm, giúp đỡ người thiện lương).
Kỳ thực trong văn hóa truyền thống phương đông, Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo mặc dù bắt đầu khác nhau nhưng mà có một điểm chung đó chính là “khuyến thiện”.
Khuyên bảo con người làm việc tốt, việc thiện, đối xử tốt với mọi người. Lòng mang thiện niệm, không chỉ là một loại lương thiện mà còn là một loại trí tuệ, bất luận lúc nào lựa chọn làm điều tốt đều là lựa chọn sáng suốt nhất, bởi vì: “Người có thiện nguyện, Thần tất sẽ bảo hộ. Người làm việc ác tất có ác báo.“ “Người có thiện nguyện, Thần tất sẽ bảo hộ” là câu nói có nguồn gốc từ “Tăng nghiễm hiền văn”. Ý nói rằng: Một người nếu như trong lòng lúc nào cũng mang thiện nguyện thì tất nhiên sẽ được Thần bảo hộ.
Thuận theo đạo đức đang trượt dốc của nhân loại ngày nay, rất nhiều người đã không còn hiểu được hàm nghĩa của câu nói này. Họ thậm chí còn cho rằng người lương thiện là người ngu đần. Kỳ thực, lương thiện là đức tính cao đẹp nhất trong những đức tính của con người. Không chỉ trong sách cổ của Trung Quốc mà cả ở phương Tây cũng có ghi chép lại rất nhiều những ví dụ có thật về thiện hữu thiện báo này. Trong cuộc sống, có rất nhiều người đem việc phúc họa của bản thân coi là chuyện ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực vạn sự vạn vật trong thế gian này đều không có khả năng thoát khỏi thiên lý “nhân quả báo ứng”.
Tại nước Pháp thời kỳ cận đại có phát sinh một sự Tin Liên Quan Người phụ nữ đan áo len cho đàn gà, nhưng mục đích thực sự còn cao cả hơn (video)
Câu chuyện nhân quả ở tình như thế này: Vào một ngày mùa đông trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thống soái tối cao của liên minh quân châu Âu là Dwight Eisenhower đang lái xe để trở về tổng hành dinh, chuẩn bị tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Không may thời tiết ngày hôm đó vô cùng lạnh, tuyết rơi dày đặc.
Ô tô của ông cũng đi rất nhanh. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một cặp vợ chồng già người Pháp đang ngồi ở ven đường. Họ đang lạnh phát run. Thế là, ông lập tức dừng xe lại và ra lệnh cho người phiên dịch ngồi bên cạnh: “Cậu xuống xe và hỏi thăm tình hình họ một cách chi tiết, tỉ mỉ xem thế nào.”
Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở Eissenhower: “Chúng ta phải tới tổng hành dinh đúng giờ để kịp dự hội nghị, không có thời gian xử lý những chuyện kiểu này đâu. Hay là hãy giao cho cảnh sát địa phương đến xử lý đi.”
Thế nhưng, Eissenhower lại kiên trì nói: “Nếu như đợi đến lúc cảnh sát tới, thì hai vợ chồng họ đã chết cóng rồi!” Sau khi xuống hỏi thăm một hồi, mới biết hai người họ là trên đường đi tới Paris để thăm con trai, nhưng không ngờ bị xe ô tô thả xuống giữa đường.
Tại chỗ này, lại không gần thôn làng, cũng không gần nơi dân cư buôn bán vì vậy họ không biết phải làm thế nào. Eissenhower sau khi nghe xong liền mời họ lên xe của mình. Hơn nữa, ông còn đổi hành trình để chở họ đến tận Paris rồi mới chạy tiếp về tổng hành dinh để dự hội nghị.
Eissenhower không hề nghĩ rằng việc làm lương thiện của mình lại có được phúc báo. Nhưng mà, hành động đó của ông lại lập tức được phúc báo không ngờ. Nguyên lai là ngày hôm đó quân Quốc xã đã cho quân lính phục kích trên con đường duy nhất mà Eissenhower sẽ đi qua để đến tổng hành dinh, chỉ cần chờ đợi cho chiếc xe của họ tới sẽ lập tức thực hiện vụ ám sát.
Nếu không phải là giúp đỡ cặp vợ chồng già kia mà thay đổi tuyến đường, thì Eissenhower và những người cộng sự có lẽ đã không thể thoát khỏi thảm họa này. Nếu như Eisenhower bị phục kích và bị giết chết thì toàn bộ lịch sử của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có thể được viết lại.
Hitler chán nản và đổ lỗi cho các đặc vụ tình báo về sự thất bại của vụ ám sát này. Ông ta không bao giờ biết rằng chính sự tốt bụng của Eisenhower đã giúp bản thân tránh được cái chết của ngày hôm đó. Tấm lòng lương thiện chân thành giống như giọt sương óng ánh, thuần khiết. Nó bao la, rộng lớn, khoan dung và độ lượng, có thể bao dung hết thảy vạn vật trong vũ trụ, tạo phúc cho nhân loại. Người làm việc thiện mà không cầu được báo đáp, thường sẽ được hồi báo bất ngờ. Đây chính là quy luật tự nhiên của tuần hoàn nhân quả, cũng là kết quả tất nhiên của “ông trời phù hộ người lương thiện”.
Trong con mắt của Thần, người lương thiện mới là người cao thượng nhất, là người đáng trân quý nhất. Người lương thiện đôi khi có thể bị người ác lừa gạt, nhưng Thần tất sẽ bảo hộ họ.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Phúc họa của một người đều được ông trời ghi chép lại hết  

Hóa ra người làm việc tốt, việc xấu ở trong sâu thẳm đều có ông trời ghi chép lại hết (Ảnh: internet) Vào triều đại nhà Minh có một vị phú ông rất giàu có. Trong nhà ông ta có rất nhiều tỳ nữ, thê thiếp nhưng lại không có con cái. Vì vậy, mà vị phú ông này thường thường đều cảm thấy không được vui vẻ, trong lòng luôn bất an.
Sau này, ông ta còn thuê một thanh niên trẻ tên là Vương Hoa tới dạy học. Sau một thời gian ngắn tiếp xúc, phú ông phát hiện Vương Hoa là người có nhân phẩm tốt, học vấn cao nên đem lòng yêu mến. Một đêm, một người vợ trẻ của phú ông đi vào phòng ngủ của Vương Hoa và muốn được quan hệ bất chính với anh ta. Vương Hoa dùng lời lẽ nghiêm khắc mà cự tuyệt. Người vợ trẻ kia bất đắc dĩ đành lấy ra một tờ giấy và nói: ‘Đây là ý của chủ nhân”. Vương Hoa nhìn thấy dòng chữ “Mong muốn tìm một người con” được ghi trên tờ giấy, liền lập tức cầm chiếc bút và viết lên bên cạnh dòng chữ: “Sợ kinh động Thần linh, trời đất”.
Đồng thời Vương Hoa cũng nhất quyết cự tuyệt người phụ nữ này. Ngày hôm sau, Vương Hoa cáo từ và rời khỏi gia đình phú ông. Về sau, vị phú ông cho mời một đạo sĩ đến cầu phúc. Khi đó, vị đạo sĩ có khả năng câu thông với thượng thiên. Lúc đạo sĩ quỳ gối và trình lên tấu chương, ông ta phủ phục trên mặt đất rất lâu mà không dậy. Thấy kỳ lạ, phú ông đi đến hỏi nguyên nhân thì được vị đạo sĩ trả lời: “Vừa rồi ta dâng tấu chương lên đến nam thiên môn, thì gặp đúng lúc dân chúng trên thượng thiên đang nghênh đón một vị trạng nguyên cho nên phải mất một lúc thật lâu mới câu thông được”. Phú ông lại hỏi: ‘Trạng nguyên là ai vậy?” Vị đạo sĩ trả lời: “Tôi không biết tên họ, nhưng mà trước ngựa của trạng nguyên có một lá cờ hai mặt. Trên đó ghi đôi câu đối là: “Muốn tìm một người con, Tin Liên Quan Vì sao nói: “Tích tài vật không bằng tích phúc báo?”
Không lâu sau, quả nhiên Vương Hoa thi đỗ trạng nguyên. Sau được làm quan đến chức lại bộ thượng thư và cưới vợ là Trịnh Thị. Hai vợ chồng họ sống cuộc sống vợ chồng đầm ấm thuận hòa. Thời điểm Trịnh Thị sinh con, mẹ của Vương Hoa đang ngủ, bà mơ thấy cảnh tượng tiếng trống vang lên và cờ bay phấp phới, đồng thời một số vị thần tiên điều khiển một đám mây đưa một đứa trẻ đến nhà. Bà còn nghe thấy một thiên thần nói: “Quý nhân tới!” Sau đó, các vị thần tiên lại kéo đám mây rời đi. Đây là cảnh tượng kỳ lạ khi con trai của Vương Hoa là Vương Dương Minh chào đời. Bà lão bừng tỉnh thì cũng nghe thấy tiếng trẻ con khóc, cũng đúng lúc có một hầu gái đến báo là con dâu bà đã sinh. Cậu bé này chính là Vương Dương Minh, nhà tư tưởng, nhà giáo dục của triều đại nhà Minh. Vương Dương Minh sau này đã để lại rất nhiều câu châm ngôn ý nghĩa, một câu trong số đó là: “Thiên địa tuy đại, đãn hữu nhất niệm hướng thiện, tâm tồn lương tri, tuy phàm phu tục tử, giai khả vi thánh hiền.” (Tạm dịch: Trời đất tuy lớn, nhưng có một niệm hướng thiện, trong lòng còn có lương tri thì dù là người thường cũng có thể làm thánh hiền.” Phúc họa của một người, hay đến cả phúc phận của đời sau rốt cuộc là được xác định như thế. Nguyên lai là người làm việc tốt hay việc xấu đều được ghi lại, ở trong sâu thẳm là đều có sổ sách ghi chép của ông trời. Người chồng muốn ly hôn, nhưng một điều kiện của vợ đã khiến anh thay đổi… Làm việc ác dù không ai biết cũng không tránh được sự trừng phạt của Thần Phật Khi oán duyên đến, hòa thượng cũng không tránh khỏi

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào: