Tin Liên Quan
Sự kiện ông Phó Thị trưởng Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn bị điều tra cho thấy ông Giang Trạch Dân đã bất lực trong việc bảo vệ quan tham của mình ở “sào huyệt” Thượng Hải, và hai ông Tập cận Bình và Vương Kỳ Sơn đang ngày càng áp sát ông Giang hơn.
Ông Đới Hải Ba (Dai Haibo) ngã ngựa là điềm báo sự cố của ông Ngải Bảo Tuấn
Kế hoạch nhắm vào ông Ngải Bảo Tuấn đã có từ tháng 6 năm nay khi trợ lý của ông ở Tập đoàn Bảo Cương và Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải là ông Đới Hải Ba bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” ngày 17/3, theo báo “Lăng Kính”.
Ngày 15/9 năm ngoái, đúng dịp Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải tròn một năm thành lập, ông Đới Hải Ba bị miễn chức Phó Chủ nhiệm Thường vụ Ban quản lý Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải và Bí thư tổ Đảng.
Ông Đới Hải Ba có quan hệ thân thiết với hai người con của ông Giang Trạch Dân là ông Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Luật sư Trịnh Ân Long ở Thượng Hải tiết lộ, tại Khu Công nghệ cao Trương Giang ở Thượng Hải, ông Đới Hải Ba làm đại diện pháp nhân của 5 công ty, trong đó có 3 công ty thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Lĩnh vực ông Đới Hải Ba quản lý vừa trùng khớp với lĩnh vực hoạt động của ông Giang Miên Hằng.
Luật sư nhân quyền Trịnh Ân Long phân tích, việc ông Đới Hải Ba được làm Chủ nhiệm Ban Thông tin và Công nghiệp Thượng Hải cho thấy quan hệ giữa người này và ông Giang Miên Hằng gần gũi thế nào.
Trước đây ông Ngải Bảo Tuấn từng có thời gian dài làm lãnh đạo ở Tập đoàn Bảo Cương. Ngày 31/3 năm nay, ông Thôi Kiện (Cui Jian), Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Cương bị điều tra. Ngày 9/9, thêm một Phó Tổng Giám đốc khác của tập đoàn này là ông Triệu Côn (Zhao Kun) bị cách chức.
Những người bị cách chức nêu trên đều là đồng nghiệp nhiều năm của ông Ngải Bảo Tuấn. Ngày 10/11, một nhân sĩ am hiểu tình hình chính sự Thượng Hải đã chia sẻ với mạng “Thông tin không biên giới” (Wujieliulan) rằng, ông Ngải Bảo Tuấn bị điều tra vì Tổ Tuần tra phát hiện được manh mối “làm trái pháp luật” trong thời gian giữ chức ở Tập đoàn Bảo Cương.
Ông Đới Hải Ba vừa bị xử lý, ông Giang Trạch Dân lập tức đến Thượng Hải
Trong khi Nhật báo Quả Táo (Apple Daily) đưa tin ông Giang Trạch Dân đang đi dưỡng bệnh ở Hải Nam thì ngày 18/3 năm nay, Tổng Biên tập Khải Lôi phụ trách chi nhánh Bắc Kinh của báo Văn hối ở Hồng Kông đã chia sẻ trên trang Weibo cá nhân về hành tung của ông Giang Trạch Dân: “Ông ấy đang ở Thượng Hải, hiện đang ở Thượng Hải.” Một ngày trước đó, ông Đới Hải Ba vừa bị ngã ngựa.
Nhà bình luận chính sự Thạch Cửu Thiên cho rằng, việc ông Đới Hải Ba bị xử lý là biểu hiện rõ ràng cho thấy thế lực của ông Giang Trạch Dân đã suy yếu, vị thế ở Thượng Hải có lẽ không còn cầm cự được lâu.
Quan hệ giữa ông Ngải Bảo Tuấn và gia tộc ông Giang Trạch Dân
Sau khi ông Ngải Bảo Tuấn ngã ngựa, truyền thông đã tốn nhiều giấy mực phân tích về quan hệ giữa ông Ngải Bảo Tuấn và ông Giang Trạch Dân. Có thể thấy tập trung vào hai manh mối chính.
Thứ nhất là quan hệ giữa ông Ngải Bảo Tuấn và ông Giang Miên Hằng.
Có thông tin chỉ ra, việc cha con ông Ngải Bảo Tuấn bị điều tra có thể liên quan đến mạng di động i-Shanghai phủ khắp Thượng Hải. Ông Ngải Bảo Tuấn và ông Đới Hải Ba là quan chức chủ yếu của dự án i-Shanghai. Và ông Ngải Bảo Tuấn đã giao dự án i-Shanghai cho người con Ngải Khanh để tiếp tục trục lợi.
Dư án i-Shanghai là do ba nhà Thượng Hải Telecom, Thượng Hải Điện thoại di động, Thượng Hải Unicom cùng hợp tác xây dựng, đơn vị chủ quản là Ban Công nghệ Thông tin Kinh tế thành phố Thượng Hải. Còn ba nhà kinh doanh viễn thông kể trên đều là địa bàn lợi ích của ông Giang Miên Hằng. Việc Ban Công nghệ Thông tin Kinh tế thành phố Thượng Hải trở thành đơn vị chủ quản vì có liên quan chặt chẽ với lợi ích của ông Giang Miên Hằng.
Trong hoạt động kể trên, ông Ngải Bảo Tuấn và ông Giang Miên Hằng có rất nhiều lần sánh bước với nhau. Như ngày 13/7/2010, khi cử hành lễ xây dựng Trung tâm Internet Thượng Hải (Shanghai Internet of Things Industry Association), khi đó ông Giang Miên Hằng với chức vụ Phó Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc kiêm Viện trưởng Phân viện Thượng Hải, đã cùng ông Ngải Bảo Tuấn và hơn 200 người tham gia buổi lễ đặt móng và là người tham gia động thổ. Ngày 14/12/2012, ông Giang Miên Hằng và ông Ngải Bảo Tuấn cùng nhau phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Đô thị thông minh Thượng Hải Trung Quốc 2012 do Viện Nghiên cứu Cấp cao Thượng Hải tổ chức.
Thứ hai là liên quan đến thân tín họ Hạ của gia tộc ông Giang Trạch Dân.
Theo tiết lộ của Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông số tháng 12, con đường hoạn lộ của ông Ngải Bảo Tuấn có quan hệ chặt chẽ với một thân tín của nhà Giang mang họ Hạ, người họ Hạ này được xem là “tri âm học thuật” của ông Ngải Bảo Tuấn, giữ một chức vụ cao cấp tại một tỉnh vùng đông bắc. Ông Ngải Bảo Tuấn ban đầu từ tỉnh vùng đông bắc này tiến vào Công ty sắt thép Bảo Sơn, lại từ công ty này tiến vào chính quyền Thượng Hải, tất cả đều nhờ nâng đỡ của người họ Hạ này.
Bài viết không nói rõ tên người họ Hạ này là ai. Hiện nay chức Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Liêu Ninh là ông Hạ Đức Nhân, được biết ông này chính là cháu của ông Giang Trạch Dân.
Ông Giang Trạch Dân không cầm cự được mãi
Sau khi ông Ngải Bảo Tuấn ngã ngựa, trên mạng có bài viết nhận định:“Đây là cột mốc đánh dấu sự kết thúc hơn 20 năm một tay che vùng trời Thượng Hải của gia tộc nhà ông Giang Trạch Dân. Thực ra, nếu không có sự che chắn của gia tộc nhà Giang thì thời gian ông Ngải Bảo Tuấn bị bắt đã xảy ra vào nửa năm trước”.
Theo Tạp chí Tiền Tiêu (Frontline) của Hồng Kông, vào hồi tháng 9 năm ngoái khi Tổ Tuần tra tiến vào Thượng Hải đã sớm thu thập đầy đủ bằng chứng tham ô của ông Ngải Bảo Tuấn và đã được ông Vương Kỳ Sơn phê chuẩn vào quyết định bắt giữ. Vào đầu năm nay quyết định này đã được để trên bàn của ông Tập Cận Bình nhưng bị giữ nguyên hiện trạng suốt nửa năm trời.
Ông Vương Kỳ Sơn và thân tín Hầu Khải đã sẵn sàng tinh thần thanh trừng ở Thượng Hải
Sau khi bắt ông Ngải Bảo Tuấn, ông Vương Kỳ Sơn và ông Hầu Khải (Bí thư Ủy ban Kỷ luật Thượng Hải) đã triển khai thế cuộc đánh tham nhũng ở Thượng Hải.
Ngày 24/11 vừa qua, lần thứ ba trong năm nay ông Hầu Khải thực hiện tuần tra 20 đơn vị ở Thượng Hải. Hiện đã tuần tra toàn bộ 41 đơn vị, trong đó bao gồm nhiều địa bàn lợi ích của ông Giang Miên Hằng và người cháu Ngô Chí Minh của ông Giang Trạch Dân.
Cùng ngày, Ủy ban Kỷ luật Thành phố Thượng Hải có thông báo về tuần tra 20 đơn vị ở Thượng Hải, bao gồm Công ty Đầu tư Liên Hòa, Tập đoàn Sân bay Thượng Hải, Viện Nghiên cứu Khoa học Xây dựng Thượng Hải, SAIC Motor Thượng Hải.
Ngày 24/7, Ủy ban Kỷ luật Thành phố Thượng Hải đã thông báo tuần tra 11 đơn vị của Tập đoàn Đầu tư Thành phố Thượng Hải.
Ngày 10/3, Ủy ban Kỷ luật Thành phố Thượng Hải đã cử 10 đội tuần tra các đơn vị gồm: Ủy ban Thông tin Kinh tế, Ủy ban Giám sát tài sản Nhà nước, Tập đoàn Xây dựng thành phố, Ban Quản lý xây dựng và thành phố, Văn phòng Tư pháp thành phố.
Công ty Đầu tư Liên Hòa Thượng Hải là địa bàn lợi ích trọng tâm của ông Giang Miên Hằng. Cùng bị tuần tra lần này còn có Tập đoàn Sân bay Thượng Hải, SAIC Motor Thượng Hải là những đơn vị mà Công ty Đầu tư Liên Hòa Thượng Hải kiểm soát cổ phần. Ủy ban Thông tin Kinh tế cùng Ủy ban Giám sát tài sản Nhà nước cũng đều là địa bàn thế lực của ông Giang Miên Hằng.
Viện Nghiên cứu Khoa học Xây dựng Thượng Hải, Tập đoàn Xây dựng thành phố, Ban Quản lý Xây dựng và thành phố, Ban quản lý Cây xanh thành phố đều trực thuộc vào Hệ thống Xây dựng Thành phố. Hệ thống Xây dựng Thành phố Thượng Hải là địa bàn lợi ích của ông Giang Miên Khang. Theo tài liệu công bố công khai, chức vụ công khai của Giang Miên Khang là Tuần tra viên Ban quản lý Xây dựng và Giao thông Thượng Hải và Tổng Điều phối hoạt động Kiến trúc, Quy hoạch, Di dời của toàn Thành phố Thượng Hải.
Học viện Chính trị và Pháp luật Thượng Hải và Ban Tư pháp Thành phố Thượng Hải đã từng bị tuần tra là những đơn vị trực thuộc Hệ thống Chính trị và Pháp luật Thượng Hải. Người cháu Ngô Chí Minh của ông Giang Trạch Dân giữ chức Cục trưởng Công an và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thượng Hải từ năm 1998 đến 2012. Ông Ngô Chí Minh làm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thượng Hải 11 năm, trong đó có 8 năm kiêm chức Cục trưởng Công an Thành phố Thượng Hải. Như vậy, hệ thống Tư pháp Thành phố Thượng Hải là địa bàn thế lực của ông Ngô Chí Minh.
Bố trận của ông Vương Kỳ Sơn ở Thượng Hải
Ngày 2/11, trang Thepaper.cn đưa tin, ông Hoàng Văn Thăng (Huang Wensheng), Chủ nhiệm Phòng Giám sát Kiểm tra Kỷ luật thứ 7 đã “nhảy dù” làm Phó Bí thư Ủy ban Kỷ luật Quý Châu vào hồi tháng 10 vừa qua. Vào hồi tháng 4, Phó Chủ nhiệm Vương Kha (Wang Ge) của Phòng Giám sát Kiểm tra Kỷ luật thứ 7 đã “nhảy dù” qua làm Phó Bí thư Ủy ban Kỷ luật Thiểm Tây.
Ngày 7/12, cựu Chủ nhiệm Lý Hân Nhiên (Li Xinran) của Phòng số 6 Ủy ban Kỷ luật Trung ương chuyển nhậm chức Chủ nhiệm phòng số 7. Có thể thấy rằng ông Vương Kỳ Sơn đang lặng lẽ bày binh bố trận ở Thượng Hải. Phòng số 7 của Ủy ban Kỷ luật Trung ương phụ trách địa bàn 5 tỉnh, gồm: Thượng Hải, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Giang Tây.
Ngày 9/9, ông Bành Trầm Lôi (Peng Shen Lei) Phó Bí thư Thành ủy Thượng Hải điều chuyển giữ chức Phó Bí thứ Ủy ban Kỷ luật Thành phố Thượng Hải, trở thành người phối hợp cùng ông Hầu Khải.
Thượng Hải đang chờ cơn bão lớn
Sau vụ nổ lớn hồi tháng 8 ở Thiên Tân đã có thông tin về gia tộc ông Giang Trạch Dân bị “khống chế” một thời gian ngắn.
Khi đó lệnh bắt giữ ông Phó Thị trưởng Thượng Hải đang đặt trên bàn của ông Tập Cận Bình.
Trong bài báo in trong số tháng 12 của tờ “Tranh Minh” có bình luận cho rằng, hành động quyết tâm bắt bằng được ông Ngải Bảo Tuấn của ông Tập Cận Bình là tín hiệu báo trước việc giải quyết “vấn đề Giang Trạch Dân” có thể thực hiện trong nửa đầu năm tới.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Cảnh sát chìm Trung Quốc đe dọa những luật sư ủng hộ vụ kiện chống lại cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
11 Tháng Mười Hai , 2015
Thanh Long Sơn (Núi Rồng Xanh) là một dự án nông nghiệp không có gì nổi bật nằm ở vùng biên giới đông bắc của Trung Quốc, chỉ cần băng qua con sông thuộc vùng Siberia lãnh thổ của nước Nga, thì sẽ đến được nơi này.
Đây cũng là nơi có một trại cải tạo khét tiếng mang tên “Cơ sở Giáo dục Pháp luật”. Trại này đã được nhà cầm quyền trưng dụng để chuyển hóa tư tưởng của tất cả các học viên Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh truyền thống đã bị ĐCSTQ đàn áp kể từ năm 1999.
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều luật sư nhân quyền đã bảo vệ các học viên của môn tập này, để rồi sau đó chính bản thân họ lại bị cảnh sát sách nhiễu và gây áp lực buộc phải ngừng công việc đang làm.
Vào ngày 1 tháng 12, có 3 luật sư bào chữa cho vụ án nổi tiếng nhất về việc ngược đãi [của chính quyền địa phương] tại Thanh Long Sơn đã bị triệu tập để thẩm vấn. Đây là một phần nỗ lực của lực lượng cảnh sát chìm của ĐCSTQ nhằm xác định sự liên quan của những luật sư này trong một bản kiến nghị tố cáo Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã khởi xướng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Vào ngày 28 tháng 10, đại diện cho những thân chủ của họ, 3 luật sư này đã gửi một đơn khiếu nại hình sự đối với chính quyền địa phương để kiện các công tố viên ở tỉnh Hắc Long Giang . Nhưng thay vì phải nhìn sâu vào vấn đề này, thì các công tố viên chỉ làm động tác đơn giản là gửi các tài liệu sang một lực lượng cảnh sát chìm thuộc Phòng 610 – cơ quan mật vụ này đã bị cáo buộc vì đã thiết lập một trung tâm tẩy não bất hợp pháp.
Cảnh sát chìm đã rất tức giận bởi một sự thật rằng, trong số các đơn kiện pháp lý đã có một bản kiến nghị thu thập chữ ký của 1.300 cư dân của khu vực Kiến Tam Giang, nơi có trung tâm Thanh Long Sơn, nhằm ủng hộ những học viên khởi kiện Giang Trạch Dân, và họ đang là những nạn nhân bị tra tấn.
“Có vẻ như việc này đã tạo ra một tác động khá lớn”, luật sư Chang Boyang đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Epoch Times, đề cập đến phản ứng của nhà cầm quyền.
Tất cả luật sư Chang Boyang, Ren Quanniu và Wang Lei đều đã tập trung tại trung tâm của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc – vì văn phòng tư pháp địa phương đã liên lạc với họ theo chỉ thị từ Phòng 610, có trụ sở nằm về cực biên phía bắc của tỉnh Hắc Long Giang.
“Có vẻ như việc này đã tạo ra một tác động khá lớn”— Chang Boyang – luật sư nhân quyền.
“Thân nhân của các bị cáo đã kiện Giang Trạch Dân, và chúng tôi thì đệ đơn kiện vị thẩm phán vì đã có những cách hành xử không tuân thủ đúng pháp luật ”, luật sư Chang nói: “Yêu cầu của chúng tôi là những vi phạm của vị thẩm phán này phải bị điều tra, cũng như cần phải tiến hành điều tra sự tồn tại bất hợp pháp của trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn”.
Phòng 610 là một cái tên không chính thức, được ĐCSTQ tạo ra phi pháp và nằm ngoài vòng pháp luật. Cơ quan này do đích thân Giang Trạch Dân chỉ đạo nhằm tạo thuận lợi cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nó được trung ương ĐCSTQ giao quyền để giám sát lực lượng cảnh sát và tòa án ở nhiều cấp độ hành chính khác nhau.
Một “lực lượng đặc nhiệm”
Cơ quan chức năng ở Kiến Tam Giang đã hồi đáp nội dung của lá thư cũng như bản kiến nghị thu thập chữ ký gửi đến chính quyền địa phương này bằng cách tạo ra “Lực lượng đặc nhiệm 1028” để sách nhiễu các luật sư nhân quyền có liên quan đến vụ án này. Cơ quan này khẳng định rằng các luật sư phải chịu trách nhiệm cho việc xung đột lợi ích công cộng, dựa theo phát biểu của Ren Quanniu, luật sư đã nhận được nguồn tin từ nội bộ của cơ quan này.
Hồ sơ ban đầu của những đơn kiện pháp lý trên đã được tiến hành ngay từ bên trong cơ quan an ninh của chính quyền này, và được gửi đi vào ngày 28 tháng 10 bởi Han Sujuan – một học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại Thanh Long Sơn. Với sự giúp đỡ của những luật sư bào chữa, cô và những người khác có liên quan đến vụ án Kiến Tam Giang đã cùng chuyển giao một đơn khiếu nại từ hơn 50 nạn nhân, cùng với một đĩa ghi âm những lời phát biểu của 14 nạn nhân khác gửi đến Viện kiểm sát Hắc Long Giang.
Rất nhiều vụ kiện chống lại cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Ngày càng xuất hiện rất nhiều sự ủng hộ dành cho các bị cáo là học viên Pháp Luân Công, đây là một phần nằm trong xu hướng thu thập chữ ký của người dân Trung Quốc nhằm gửi thư thỉnh nguyện lên án sự đàn áp lan rộng trên khắp cả nước của nhà cầm quyền.
Tại Đường Sơn, một siêu đô thị nằm gần Bắc Kinh, đã có 27.000 người ký tên của họ và lăn dấu vân tay bằng mực chu sa (phong cách truyền thống Trung Quốc khi ký tên) để ủng hộ những hành động pháp lý khởi kiện Giang Trạch Dân.
Yêu cầu của chúng tôi là những vi phạm của vị thẩm phán này phải bị điều tra, cũng như cần phải tiến hành điều tra sự tồn tại bất hợp pháp của trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn— Luật sư Chang Boyang
Kể từ tháng 5 năm nay, khi luật mới tạo điều kiện thuận lợi giúp những công dân Trung Quốc bình thường dễ dàng khởi kiện vụ án dân sự để gửi đến các cấp tòa án hoặc nộp đơn cho các cơ quan có quyền lực tư pháp xét xử cao hơn, thì đã có hơn 200.000 người gửi đơn kiện Giang Trạch Dân vì đã đóng vai trò chính trong việc đàn áp Pháp Luân Công.
Chưa rõ điều gì đã thúc đẩy và tạo cảm hứng cho các cải cách tư pháp trong tháng 5 năm vừa qua, nhưng trong những năm gần đây, chế độ cộng sản Trung Quốc đã ngày càng kêu lớn các khẩu hiệu như “pháp quyền” để củng cố tính hợp pháp của mình trong một xã hội mà hệ tư tưởng Mác-xít đã ngày càng bị suy giảm.
Phản ứng chính thức đối với những vụ kiện này thì rất lẫn lộn. Trong khi một số nhân viên thực thi pháp luật đã xử lý các tài liệu hoặc thậm chí tỏ ra ủng hộ các học viên Pháp Luân Công, thì những người khác đã can thiệp quy trình kiện tụng bằng cách sách nhiễu hoặc bắt giữ các nguyên đơn.
Đầu năm nay, một bức thư thỉnh nguyện đã thu thập được 50.000 chữ ký trên toàn quốc nhằm lên án tình trạng mổ cướp nội tạng, một việc mà trong đó rất nhiều học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác đã bị giết vì lợi nhuận tại các bệnh viện của nhà nước.
Sự hủ bại về mặt pháp lý tại Kiến Tam Giang
Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn đã hoạt động trở lại vào năm 2010, khi cảnh sát Trung Quốc thành lập “Trung tâm Giáo dục Pháp luật của Bộ Nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang” tại những khu vực lân cận ngôi làng. Nó hoạt động như một “nhà tù đen” (hắc lao) và trung tâm tẩy não phi pháp, dựa theo những báo cáo được công bố bởi Minghui.org – một trang web được các học viên Pháp Luân Công thành lập để ghi lại sự đàn áp vô nhân đạo của chính phủ Trung Quốc.
Kể từ khi Trung Quốc bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động từ năm 2013, trong những năm gần đây, cái gọi là “nhà tù đen” như Thanh Long Sơn đã trở thành cơ sở được lựa chọn dành cho các cơ quan của chính phủ để tiến hành các hoạt động liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công.
Các học viên bị giam giữ tại Thanh Long Sơn đã bị đánh đập bởi cảnh sát và các nhóm côn đồ được thuê. Chúng đã áp dụng những hình thức tra tấn hết sức tàn nhẫn, và chống phá Pháp Luân Công một cách điên cuồng nhằm ép buộc các học viên này phải từ bỏ đức tin của mình và cam kết chỉ trung thành với ĐCSTQ.
Đến tháng 5 năm nay, 4 học viên – Li Guifang, Shi Mengwen, Wang Yanxin và Meng Fanli vẫn còn bị giam giữ tại Thanh Long Sơn – đã bị tuyên án bất hợp pháp, với thời hạn tù từ 2 đến 3 năm cho mỗi người. Cảnh sát trang bị vũ khí được triển khai trong khu vực, nhằm ngăn cản các luật sư tiến vào khu vực tòa án.
Bài viết này có sự đóng góp của phóng viên Jenny Li.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét