Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chọn người đạo đức, trung thành, giữ cho được chế độ

Cập nhật : 12:01 | 08/12/2015

- Các cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sáng nay kiến nghị việc chọn lựa nhân sự của Đại hội Đảng 12 sắp tới cần công khai, dân chủ.


Tham gia tiếp xúc cử tri với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn ĐBQH Hà Nội, ông Đặng Tài Tính (phường Cống Vị) mong muốn vấn đề nhân sự tại Đại hội Đảng tới đây phải thực hiện theo tiêu chí mà Ban chấp hành TƯ đã đề ra.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp xúc cử tri, nhân sự ĐH Đảng, tham nhũng, đại hội Đảng 12
Cử tri Đặng Tài Tính

"Nhưng phải thật sự đoàn kết trong Đảng. Đảng kêu gọi nhân dân đoàn kết thì phải đoàn kết ngay trong Đảng, không để một bộ phận trong Đảng không đoàn kết làm mất uy tín của Đảng. Vì thế người được lựa chọn bầu vào Trung ương, QH, HĐND tới đây phải xây dựng được đoàn kết ngay trong gia đình, dòng họ, cơ quan. Có như vậy thì dân mới tin", ông Tính nói.

Cử tri Đỗ Bá Quát (phường Quán Thánh) cũng nhấn mạnh phải chọn người "nói được làm được". Ông Quát kiến nghị công khai, dân chủ để dân biết, góp phần lựa chọn người đúng ý Đảng, hợp lòng dân.
"Từ bao lâu nay, dân đã tin Đảng, sẽ luôn bảo vệ Đảng, vậy thì Đảng phải tin dân, giao cho dân được quyền tham gia lựa chọn người vào Ban chấp hành cũng như QH", cử tri này nói.
Từ đó, các cử tri tiếp tục trăn trở về vấn nạn tham nhũng, lãng phí. Cử tri Nguyễn Vi Yên (phường Ngọc Khánh) nhắc lại chuyện tỉnh nghèo mà vẫn xây trụ sở nguy nga đã được cảnh báo cách đây vài năm, gần đây lại một loạt tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng muốn xây trụ sở hàng nghìn đến chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó là các dự án quảng trường, tượng đài...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp xúc cử tri, nhân sự ĐH Đảng, tham nhũng, đại hội Đảng 12
Cử tri Nguyễn Vi Yên
"Lúc này kinh tế khó khăn là không nên, đi vay để xây trụ sở hàng ngàn tỷ là không thể chấp nhận. Chúng tôi đồng ý khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói là xây lúc này sẽ làm cho nền kinh tế yếu đi, phải liệu cơm gắp mắm, giám sát chặt chẽ", cử tri nói.
Ông Bùi Minh Dần (phường Vĩnh Phúc) cũng lo lắng khi tham nhũng ngày càng tinh vi, nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.

Tham nhũng, tiêu cực dân tin được không?
Trao đổi lại với cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác nhân sự "đang làm từng bước, từng khâu, chặt chẽ, bài bản, chắc chắn". Nhưng ông thừa nhận đây là vấn đề khó khăn, được dư luận quan tâm.
"Điều đặc biệt lo lắng của nhân dân là làm sao giữ cho được bản chất cách mạng trong sáng của Đảng, của bộ máy nhà nước. Dân phiền lòng nhất bây giờ là sự hư hỏng, suy thoái của một bộ phận cán bộ. Không khéo là phá từ trong phá ra chứ không phải bên ngoài đâu", Tổng bí thư nhận định.
"Cho nên phải giữ Đảng vững mạnh, đất nước phát triển thì dân tộc mới trường tồn. Thế thì đảng viên, cán bộ phải gương mẫu trước, hệ thống chính trị phải trong sạch, vững mạnh. Tuyến cơ sở phải vững chắc, ở đó mà có chuyện gì thì là từ gốc rễ rồi".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp xúc cử tri, nhân sự ĐH Đảng, tham nhũng, đại hội Đảng 12
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư lưu ý, bên ngoài âm mưu vẫn có, thường xuyên, ngày càng thâm độc, bằng nhiều cách, từ phía này, từ phía khác, chúng ta phải biết hết. Đây là điều băn khoăn lo lắng rất đúng của cử tri, Đảng và Trung ương cũng rất lo.

Điều đó đặt ra trách nhiệm cho Đại hội Đảng và bầu cử QH, HĐND các cấp sắp tới: "Vừa rồi, rất vui mừng là đại hội đảng bộ các cấp, so với các nhiệm kỳ trước, đều hanh thông, suôn sẻ, tốt đẹp, đã trẻ hóa và tăng cán bộ nữ".

Tổng bí thư nhấn mạnh: "Làm sao để có được đội ngũ lãnh đạo, thực thi vững vàng, kiên định, trình độ năng lực, đặc biệt là gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Nếu thế thì bản thân phải trong sáng, còn cứ hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm thì dân tin được không? Dân lo là đúng, dân không lo thì chết, Đảng cũng lo".
Tổng bí thư nhấn mạnh lại phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nền tảng, để có sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước, hiện đại, năng suất, trình độ cao, cạnh tranh được với quốc tế.

Nhưng xây dựng Đảng vẫn là khâu then chốt, quyết định, Tổng bí thư lại quay về câu chuyện con người: Cán bộ là quyết định. Bác Hồ nói rồi, cán bộ là gốc, có đức có tài, đức là gốc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp xúc cử tri, nhân sự ĐH Đảng, tham nhũng, đại hội Đảng 12
Tổng bí thư và cử tri quận Hoàn Kiếm

"Trong Truyện Kiều mà ta vừa kỷ niệm 250 năm, Nguyễn Du đã viết: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Phải chọn người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ bản lĩnh. Nhất là đạo đức, phải trung thành tuyệt đối, với dân, với chế độ, với Đảng, giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định để phát triển đất nước", Tổng bí thư nói.

"Còn chúng ta nghĩ như thế nào đó thì phiến diện, một chiều. Hoặc là lạc quan, không thấy hết những khó khăn phức tạp, thì thành lạc quan tếu. Hoặc là quá bi quan, lúc nào cũng lo lắng hư hỏng, mất hết cả niềm tin, rã rời ra cũng chết. Nếu chỉ thấy một mặt, nhấn cái này thôi, thì cũng không đúng trong sử dụng cán bộ".

Nhấn mạnh việc đảm bảo kế thừa, liên tục, phát triển, Tổng bí thư đồng tình phải dựa vào dân, dựa vào cử tri để sáng suốt lựa chọn.
Chung Hoàng - Phạm Hải


 Thư yêu cầu Tập Cận Bình kết thúc chế độ độc tài từ con trai một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc

La Vũ và người vợ gần nhất của ông, cựu diễn viên Hồng Kông Tina Leung, trong một bức ạnh chụp không rõ ngày tháng. (NTD)
LLa Vũ và người vợ gần nhất của ông, cựu diễn viên Hồng Kông Tina Lương, trong một bức ạnh chụp không rõ ngày tháng. (NTD)
Con trai của một công thần khai quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã viết thư yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chế độ độc tài một Đảng và đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia dân chủ. Bức thư này đã được một tờ báo của Hồng Kông đăng tải.
Ông La Vũ, 71 tuổi, đang sống tại Mỹ cho biết: “Nếu bạn thực sự muốn loại bỏ tham nhũng thì cách duy nhất là khởi xướng nền dân chủ một cách từ từ và có trật tự
“Trung Quốc đang ngập lụt trong khủng hoảng: khủng hoảng về đức tin, đạo đức, môi trường, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, và tài nguyên thiên nhiên. Tại sao? Gốc rễ của vấn đề là chế độ độc tài một đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” ông La chia sẻ thêm.
Bức thư ngỏ đáng chú ý này được công bố trên Apple Daily – một tờ báo tiếng Hoa có trụ sở tại Hồng Kong vào ngày 3 tháng 12.
Ông La Vũ gia nhập danh sách ngày càng tăng bao gồm cựu cán bộ Đảng, các nhà bất đồng chính kiến, và những nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc, những người đang dự đoán rằng chính quyền Trung Quốc đang đứng bên bờ sụp đổ, trái ngược với hình ảnh của một siêu cường đang lên mà nhà cầm quyền nỗ lực quảng bá với thế giới.
Bức thư đến vào thời điểm mà những người đứng đầu của Đảng dường như đang ngày càng hoang tưởng rằng chế độ sẽ sụp đổ nếu rời xa chủ nghĩa Marxist.
Gia đình của ông La và gia đình ông Tập có một lịch sử gắn bó sâu sắc, được thể hiện như cách mà ông La xưng hô với ông Tập là “anh Tập”.
Ông mở đầu lá thư bằng cách nhắc nhở ông Tập về mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ họ. La Thụy Khanh, một thành viên từ buổi đầu của Đảng và người sáng lập ngành công an của chế độ, và Tập Trọng Huân, người trước đây đứng đầu bộ phận tuyên giáo của Đảng, đã trở thành “bạn thân” sau khi cả hai làm phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chính phủ Trung Quốc) vào năm 1959.
Vợ của họ xem các vở kịch tại Đại lễ Đường Nhân dân cùng nhau, và thăm hỏi lẫn nhau sau khi ông La Thụy Khanh chết vì bị bệnh vào năm 1978. Họ duy trì liên lạc sau khi ông Tập Trọng Huân bị quản thúc tại gia – một sự việc một phần được dàn dựng bởi Bạc Nhất Ba, cha của cựu Ủy viên Bộ Chính trị ngã ngựa Bạc Hy Lai – tại Thâm Quyến sau khi Tập Trọng Huân ủng hộ Hồ Diệu Bang – Thủ tướng có tư tưởng cải cách vào thập niên 80.
Trong bức thư, ông La cũng chức mừng ông Tập Cận Bình đã giữ vững quyền lực bất chấp nỗ lực đảo chính của một phe chính trị đối lập (bao gồm các cựu thành viên Bộ Chính trị: Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang), nhưng đồng thời khẳng định chiến dịch chống tham nhũng nhằm chấn chỉnh Đảng cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính nó.
“Toàn bộ Đảng cộng sản Trung Quốc là tha hóa, không một quan chức nào không tham nhũng, chống tham nhũng cũng là chống lại Đảng. Trong Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị, anh [Tập Cận Bình] có một người ủng hộ, một người trung lập và bốn người đang chờ anh ngã ngựa”, ông La viết.
Trong bối cảnh vô số các vấn đề đang gây rắc rối cho Trung Quốc và đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ, ông La Vũ nói ông Tập nên cho phép tự do báo chí, cho phép thành lập các đảng chính trị mới, tổ chức bầu cử dân chủ, xây dựng một nền tư pháp độc lập và chuyển giao quyền kiểm soát quân đội đang trong tay Đảng đến về lại cho đất nước.
“Các vị nói tại Liên Hiệp Quốc: ‘Hòa bình, phát triển, bình đẳng, công bằng, dân chủ và tự do là các giá trị phổ quát của toàn nhân loại’… Xin đừng nói một đằng làm một nẻo,” ông La lên tiếng.
“Đại Cách mạng văn hóa Vô sản, thảm sát Thiên An Môn và cuộc bức hại Pháp Luân Công là các ví dụ điển hình của việc Đảng dẫn đầu trong việc vi phạm pháp luật”.
Ở phần kết thúc của thư ngỏ,  ông La viết: “Cha của chúng ta là những nhà cách mạng nòng cốt của Mao Trạch Đông. Nhưng sau cuộc cách mạng, thay vì có được một Nhà nước dân chủ, chúng ta trở thành một chế độ độc tài. Đó là sự khác nhau giữa Mao Trạch Đông và George Washington”.
“Tôi nghĩ chúng ta có thể trao đổi một cách riêng tư thân mật, như những người anh em có xuất thân giống nhau.” Ông La nói tiếp, ngầm ám chỉ về thân thế cùng là “thái tử đảng” (con của các lãnh đạo đảng thời cách mạng). “Nhưng tôi buộc phải viện đến cách kêu lớn lên như thế này, vì rằng không có kênh giao tiếp nào trong một nền độc tài cả”.

Bầu Bộ Chính trị, TƯ, lá phiếu của ai?
'Chả mấy ai biết lương vợ Chủ tịch nước chỉ bằng công nhân'
TP.HCM bầu Chủ tịch mới
Bữa trưa cùng Bí thư Nguyễn Minh Triết
Khu lăng mộ và nhà tưởng niệm ông Nguyễn Bá Thanh
Nguyên Bí thư Hải Phòng làm Thứ trưởng Công an
Nhân sự U40: Cải cách táo bạo
Phác họa chân dung bí thư 61 tỉnh thành
Chọn nhân sự: Đừng mang thợ nề làm thợ mộc

Không có nhận xét nào: