Dân trí Thị trường chứng khoán đang bước vào những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, vị trí những người giàu nhất trên thị trường gần như đã được xác lập.
>> Đại gia cạn tình: Cuộc ly hôn 10.000 tỷ chấn động
>> Lâu đài trắng 10 triệu USD của nữ đại gia Phú Thọ
>> Đại gia khóc ròng vì thú chơi biệt thự
So với thời điểm cuối năm 2014, mức tăng-giảm tài sản trên sàn của các tỉ phú hầu như không đáng kể so với khối tài sản sở hữu, ngoại trừ trường hợp của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) và ông Trần Đình Long (bầu Long).
Sau nhiều năm giữ vị trí người giàu thứ hai thị trường thì năm nay, bầu Đức đã để tuột ngôi vị giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt vào tay bầu Long do đà lao dốc “không phanh” của cổ phiếu HAG.
Thị giá HAG đã “bốc hơi” 48,42% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 31/12/2014 và đang tạm dừng ở mức giá 11.400 đồng/cổ phiếu chốt phiên 11/12/2015 – mức thấp kỷ lục của cổ phiếu này kể từ thời điểm niêm yết năm 2008.
Đáng nói là trong 3 tháng trở lại đây, số phiên tăng điểm của cổ phiếu HAG chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Do vậy, dù đã tăng khối lượng nắm giữ cổ phiếu HAG từ 311,6 triệu đơn vị từ cuối năm 2014 lên 347,7 triệu đơn vị hiện tại, song khối tài sản trên sàn chứng khoán của bầu Đức vẫn thất thoát lớn, giảm từ hơn 7.781 tỉ đồng xuống còn 3.965 tỉ đồng thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, với con số tài sản nắm giữ hiện tại, vị trí giàu thứ 3 của bầu Đức cũng không vững chắc vì chỉ nhỉnh hơn không nhiều so với 3.810 tỉ đồng tài sản của bà Phạm Thu Hương (cổ phiếu VIC – Vingroup). Chỉ cần một vài phiên biến động khiến cổ phiếu HAG tiếp tục giảm hoặc cổ phiếu VIC tăng giá thì bầu Đức sẽ tiếp tục “tụt hạng” trên bảng xếp hạng này.
Trong khi đó, mặc dù tính trong cả năm nay, cổ phiếu HPG cũng ghi nhận sụt giảm gần 14%, còn 29.800 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa phiên 11/12/2015. Tuy nhiên, do bầu Long đã nâng khối lượng nắm giữ HPG từ 101 triệu đơn vị lên 184,3 triệu đơn vị, nên tài sản trên sàn chứng khoán của bầu Long vẫn đạt gần 5.500 tỉ đồng (so với 6.100 tỉ đồng cuối năm ngoái), cao hơn đáng kể so với bầu Đức.
Vị trí thứ 6 của bà Vũ Thị Hiền (vợ bầu Long) nhường lại cho bàNguyễn Thị Hoàng Yến (Tập đoàn Ma San) và lùi xuống vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng.
Cũng trong năm 2015 này, cổ phiếu VIC của Vingroup ghi nhận tăng khá mạnh (9,21%), đạt 41.500 đồng/cổ phiếu trong phiên 11/12, do vậy, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương và bàPhạm Thúy Hằng đều tăng.
Hiện tại, tính riêng giá trị tài sản do nắm giữ cổ phiếu VIC, ông Vượng đã sở hữu 22.096 tỉ đồng, tiếp tục dẫn đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Bà Phạm Thu Hương và bàPhạm Thúy Hằng lần lượt giữ vị trí thứ 4 và thứ 5.
Bà Trương Thị Lệ Khanh (Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thủy sản Vĩnh Hoàn – VHC) tiếp tục giữ vị trí thứ 7. Trong khi đó, vị trí thứ 9 và thứ 10 có sự thay đổi. Theo đó, bà Chu Thị Bình (Thủy sản Minh Phú) và ông Dương Ngọc Minh (Thủy sản Hùng Vương) đều rời Top 10 và thay vào đó là ông Trương Gia Bình (FPT) và ông Nguyễn Văn Đạt (Bất động sản Phát Đạt).
Bích Diệp
EVN đứng đầu danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài
EVN đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài
Công ty mẹ - tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng đầu trong bảng danh sách nợ nước ngoài với khoản nợ 161.891 tỉ đồng. Trong khi, tổng số tiền các doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài lên tới 381 nghìn tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Chính phủ công bố, nợ nước ngoài của khối này là 381.419 tỉ đồng.
Cụ thể, báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy, trong số 381.419 tỉ đồng nợ nước ngoài của khối này có 26.955 tỉ đồng vay ngắn hạn và vay dài hạn là 354.464 tỉ đồng.
Trong đó: vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỉ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỉ đồng. Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỉ đồng. Còn lại là các hình thức huy động khác.
Tổng số nợ phải trả của khối này là 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Trong đó, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 553.014 tỉ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013.
Cũng theo báo cáo, công ty mẹ - tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng đầu trong bảng danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài mới công bố, với khoản nợ 161.891 tỉ đồng. Trong khi, tổng số tiền các công ty mẹ nợ nước ngoài là 253.450 tỉ đồng.
Sau EVN là công ty mẹ - tổng công ty Hàng không Việt Nam nợ 27.347 tỉ đồng; công ty mẹ - tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc là 18.525 tỉ đồng; công ty mẹ - tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là 12.138 tỉ đồng…
Một số tập đoàn, tổng công ty khác cũng có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với con số khá lớn như: tổng công ty Hàng hải Việt Nam vay 32.282 tỉ đồng; tổng công ty Sông Đà vay 20.327 tỉ đồng; tổng công ty Xi măng Việt Nam vay 15.729 tỉ đồng...
Các tập đoàn cũng không ngoại lệ với số nợ vay rất cao như: tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vay 174.434 tỉ đồng; tập đoàn Điện lực Việt Nam vay 108.457 tỉ đồng; tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vay 46.170 tỉ đồng, tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là 20.305 tỉ đồng.
Hoàng Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét